Thành phố Thủ Đức trực thuộc TPHCM ra mắt vào ngày 31.12

TPHCM dự kiến tổ chức lễ công bố thành lập Thành phố Thủ Đức ngày 31.12.2021 theo Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thông tin trên được Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết tại phiên họp của Ban Soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM, ngày 19.12.

Theo Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, trong nhiệm kỳ Quốc hội này, có 3 nghị quyết quan trọng tạo điều kiện cho TPHCM phát triển gồm: Nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM; Nghị quyết về chính quyền đô thị và Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021, trong đó có việc thành lập Thành phố Thủ Đức.

Ông Nguyễn Thành Phong cho biết TPHCM đang chuẩn bị các điều kiện, chương trình để làm lễ công bố thành lập Thành phố Thủ Đức vào ngày 31.12.2020.

Để chuẩn bị cho bộ máy chính quyền Thành phố Thủ Đức, TPHCM đã đề xuất các cơ quan trung ương xem xét thêm về số lượng phó chủ tịch UBND Thành phố Thủ Đức có tối đa là 4 người; cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố Thủ Đức không quá 13 phòng; số lượng phó phòng bình quân là 3 người/phòng.

Ngoài ra, ông Phong cho biết Thành phố Thủ Đức là trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khoa học công nghệ, do đó cần thiết phải có Phòng Khoa học – Công nghệ.

Theo Chủ tịch UBND TPHCM, trong quá trình nghiên cứu dự thảo nghị định do Bộ Nội vụ chuẩn bị, TPHCM nhận thấy cần đề xuất một chương nhằm quy định các vấn đề cơ sở nền tảng cho việc thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM, như cơ cấu tổ chức bộ máy, vấn đề ngân sách của thành phố theo tinh thần Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cụ thể, khoản 2, điều 6, Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định và trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM để thực hiện từ năm 2021. Đây cũng là cơ sở để TPHCM chuẩn bị tốt nhất cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sắp tới.

Trước đó, ngày 9.12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM. Thành phố Thủ Đức chính thức được thành lập với diện tích tự nhiên là 211,56 km2, dân số hơn 1 triệu người.

Thành phố Thủ Đức sau khi thành lập được kỳ vọng đóng góp 30% GRDP TPHCM và 7% GDP cả nước.

MINH QUÂN – BÁO LAO ĐỘNG

Chủ tịch TPHCM: ‘Xin cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TP Thủ Đức’

Trao đổi tại buổi gặp mặt cán bộ cao cấp, quân đội nghỉ hưu, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết thành phố đã và sẽ tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TP Thủ Đức để trình các cơ quan Trung ương xem xét thông qua.

Nói về việc thành lập TP Thủ Đức, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, TPHCM tập trung xây dựng, kiên trì đeo bám, mạnh dạn đề xuất và được Trung ương chấp thuận nhiều nội dung quan trọng.

Cụ thể, Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP Thủ Đức thuộc TPHCM.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, TPHCM sẽ triển khai kế hoạch thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại TPHCM theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định hướng dẫn của Chính phủ đúng tiến độ.

Bên cạnh đó, TPHCM sẽ triển khai sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP Thủ Đức. Dự kiến ngày 31/12 tới, TPHCM sẽ tổ chức công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập TP Thủ Đức.

“Thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TP Thủ Đức trình các cơ quan Trung ương thông qua”, ông Phong cho hay.

Theo người đứng đầu chính quyền TPHCM, trong năm 2020, TPHCM đã chủ động, tích cực, sáng tạo trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và đạt kết quả rất đáng khích lệ.

Cụ thể, kinh tế TPHCM năm 2020 tăng trưởng 1,39% so với cùng kỳ. TPHCM cũng nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp thu ngân sách và ước tính đến cuối năm 2020 đạt 352.000 tỷ đồng (đạt 86,74% dự toán).

Ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường. TPHCM sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu “kép”, là vừa tập trung kiểm soát tốt lây nhiễm Covid-19 và triển khai hiệu quả các chương trình hồi phục kinh tế.

TPHCM thực hiện các giải pháp mạnh mẽ để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thực hiện chương trình cải cách hành chính, đảm bảo ý nghĩa thiết thực, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức làm thước đo cải cách hành chính.

“TPHCM cũng thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch và triển khai gói hỗ trợ doanh nghiệp lần 2 cũng như tăng cường rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh và đầu tư, góp phần hỗ trợ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa”, ông Phong khẳng định và cam kết sẽ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần XI có hiệu quả ngay từ năm đầu.

Nói thêm về việc thành lập TP Thủ Đức, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết TPHCM đã thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thành lập ban chỉ đạo xử lý những tồn đọng. Việc này là nhằm đảm bảo có sự tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển, nhưng đồng thời xử lý những tồn tại, để không tạo ra ách tắc, chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ phát triển.

“Thời gian tới, TPHCM sẽ tiếp tục đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc và có thái độ tận tụy phục vụ người dân, doanh nghiệp”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh và cho biết các giải pháp sẽ hướng đến đảm bảo đội ngũ cán bộ thật trong sạch và phục vụ nhân dân hiệu quả hơn, được nhân dân tin yêu và hài lòng hơn.

Nguồn – Huy Thịnh – Tiền Phong

Cú hích TP Thủ Đức sẽ khuấy động bất động sản khu Đông

Việc TP Thủ Đức sắp ra mắt ngày 1/1 được dự báo sẽ “thổi lửa” vào thị trường địa ốc phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Những ngày cuối năm 2020, trục đô thị phía Đông Sài Gòn thu hút sự quan tâm của giới đầu tư bất động sản khi liên tiếp đón nhiều thông tin tích cực. Đầu tiên là Nghị quyết về việc thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP HCM đã được chính thức thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Mới đây, chính quyền thành phố cũng xác nhận dự kiến ngày 31/12, Nghị quyết thành lập TP Thủ Đức sẽ được công bố.

Là sự sát nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của quận 2, 9 và quận Thủ Đức, TP Thủ Đức, lại tiếp giáp quận 1, 12, Bình Thạnh, tỉnh Đồng Nai và Bình Dương nên theo các chuyên gia, những đợt sóng đầu tư về thành phố phía Đông này sẽ mạnh dần lên trong thời gian tới.

Trao đổi với VnExpress, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho biết, TP Thủ Đức sẽ là động lực lớn cho thị trường địa ốc TP HCM trong giai đoạn 2021-2025 và xa hơn là đến năm 2030. Nơi đây sẽ thành điểm nóng mới nhất và sáng nhất, dẫn dắt nguồn cung nhà ở tại Sài Gòn trong thập niên tới.

Ông Châu đánh giá, TP Thủ Đức hiện là địa bàn có nhiều dự án khu đô thị hiện đại nhất Sài Gòn và đây chính là nguồn cung nhà ở, bất động sản thương mại dịch vụ dồi dào trong thời gian tới. Các dự án đại đô thị quy mô hàng trăm ha thuộc điểm nóng này trải dài khắp các quận 2, 9, Thủ Đức. Trong vòng 5-10 năm tới, thành phố mới này sẽ tung ra thị trường nhiều loại hình bất động sản đa dạng. Đồng thời, đây cũng là điểm nóng thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ vì tiềm năng phát triển rất lớn.

Chủ tịch HoREA phân tích thêm, trên thực tế, từ khi chưa có khái niệm TP Thủ Đức, 3 quận trực thuộc khu Đông Sài Gòn gồm quận 2, 9, Thủ Đức từng là tâm điểm của nhiều đợt tăng giá đất giai đoạn 2016-2018 và hút nhiều vốn phát triển hạ tầng vượt trội so với các trục đô thị phía Nam và phía Tây. Tuy nhiên, với Nghị quyết thành lập TP Thủ Đức, động lực phát triển của trục đô thị này sẽ lớn hơn, và bứt phá nhanh hơn phần còn lại của thị trường.

Chính thức thông qua nghị quyết thành lập Thành Phố Thủ Đức

Chiều 9-12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về “sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện để thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM”.

Trước khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trình bày quan điểm của Chính phủ về sự cần thiết thành lập TP Thủ Đức.

Theo ông, khu vực quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức hiện nay có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ như: cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, xa lộ Hà Nội, quốc lộ 1A, đường Phạm Văn Đồng – quốc lộ 1K, quốc lộ 52…

“Năm 2019, cả 3 quận phát triển với tốc độ cao, đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP, tương đương khoảng 7% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước (xét về quy mô, chỉ sau GRDP của Hà Nội, lớn hơn GRDP của tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai). Giai đoạn 2016 – 2019, thu ngân sách đạt 37.158 tỉ đồng, chi ngân sách đạt 11.174 tỉ đồng”, ông Tân cho biết.

Chính phủ cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ về tài chính ngân hàng, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và tốc độ đô thị hóa đã dẫn tới dân cư tập trung với mật độ cao; cần tập trung quản lý nhà nước thống nhất trên địa bàn 3 quận, tạo điều kiện để kinh tế xã hội tiếp tục phát triển, xây dựng nơi đây trở thành một đô thị sáng tạo, tương tác cao, là động lực phát triển của TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

“Điều đó đòi hỏi phải tổ chức lại đơn vị hành chính thông qua việc sáp nhập 3 quận thành một đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền đô thị đủ mạnh, phù hợp”, bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Chính phủ khẳng định với việc thành lập TP Thủ Đức, “TP.HCM có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho cả nước và có điều kiện hỗ trợ phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, xứng tầm là một TP lớn trong khu vực và quốc tế”.

Với đa số phiếu tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về “sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện để thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM”.

Nghị quyết nêu rõ: “Thành lập TP Thủ Đức trên cơ sở nhập toàn bộ 49,79km2 diện tích tự nhiên, 171.311 người của quận 2; toàn bộ 113,97km2 diện tích tự nhiên, 310.107 người của quận 9 và toàn bộ 47,80km2 diện tích tự nhiên, 532.377 người của quận Thủ Đức. Sau khi thành lập, TP Thủ Đức có 211,56km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 1.013.795 người”.

Nghị quyết cũng sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP Thủ Đức như nhập phường An Khánh vào phường Thủ Thiêm; lập phường An Khánh (mới) trên cơ sở sáp nhập phường Bình Khánh và phường Bình An.

“Giải thể Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức để thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức, TP.HCM”, nghị quyết nêu rõ.

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã một số cơ sở tại quận 3, quận 4, quận 5, quận 10, quận Phú Nhuận.

Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2021, nghị quyết giao Chính phủ, HĐND, UBND TP.HCM và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành nghị quyết; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.

TP sáng tạo Thủ Đức có thể đóng góp 7% GDP cả nước

Trình bày tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cảm ơn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương luôn quan tâm đến sự phát triển của TP.HCM.

Ông khẳng định quá trình xây dựng đề án thành lập TP Thủ Đức, điều chỉnh đơn vị hành chính cấp huyện, xã đã được tiến hành rất kỹ, lấy ý kiến của nhiều nhà khoa học, lão thành cách mạng, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân và nhận được sự đồng tình của đa số người dân.

“TP Thủ Đức được kỳ vọng là hạt nhân để dẫn dắt kinh tế TP.HCM và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam”, ông Nguyễn Thành Phong nói, đồng thời cho biết sau khi thành lập, với mục tiêu trở thành một thành phố sáng tạo, TP Thủ Đức có thể đóng góp tới 7% GDP cả nước.

Tới đây, TP.HCM sẽ xây dựng những cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Thủ Đức để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong phạm vi thẩm quyền của TP.HCM, UBND TP sẽ phân quyền cao nhất có thể cho chính quyền TP Thủ Đức.

Những thông tin liên quan thành lập TP Thủ Đức:

Mô hình thành phố trong thành phố là gì?

Đây là mô hình mới và hết sức táo bạo, lần đầu triển khai trong nước. Nhằm tạo nền tảng cho môi trường đầu tư, đào tạo nguồn lực chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cho thành phố. Dự báo, là bệ phóng cho TP.HCM phát triển đi lên. Quá trình hình thành mô hình này cần cơ chế đặc thù từ Trung ương.

Thành lập Thành phố Thủ Đức mang ý nghĩa gì?

Thành lập TP Thủ Đức được kỳ vọng sẽ trở thành khu vực dẫn dắt nền kinh tế. Tập trung vào kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển chung của TP.HCM.

Quy hoạch Thành phố Thủ Đức có những khu chức năng nào?

TP Thủ Đức dự kiến được quy hoạch chia thành 6 khu chức năng chính, nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

✦ Khu đô thị Thủ Thiêm là trung tâm tài chính và kinh doanh mới của khu vực.

✦ Khu làng Đại học Quốc gia TP.HCM là nơi nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao.

✦ Khu công nghệ cao quận 9 định hướng trở thành trung tâm sản xuất tự động hóa.

✦ Khu đô thị thông minh Trường Thọ sẽ ứng dụng quản lý công nghệ cao.

✦ Khu Rạch Chiếc là trung tâm thể thao và sức khỏe.

✦ Khu đô thị sinh thái Tam Đa là nơi tạo điều kiện phát triển đô thị sáng tạo

Quy mô Thành phố Thủ Đức

TP Thủ Đức được sát nhập từ 3 quận: quận 2, quận 9 và Thủ Đức. Với diện tích tự nhiên gần 212 km2. Tổng dân số khoảng 1,1 triệu dân. Dự kiến sẽ đóng góp 30% GDP cho TP.HCM.

MRDONG.VN
BẤT ĐỘNG SẢN TỪ TÂM

NGUYỄN DUY ĐỒNG

THÔNG TIN

ĐỊA CHỈ:
Số 3 Đường Số 10 KĐT SaLa, Phường An Lợi Đông, Thủ Thiêm TP Thủ Đức
668 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B, Quận 9
HOTLINE:  0974949668 Mr Đồng
EMAIL:      duydong668@gmail.com

LIÊN HỆ